Đặc tính giấy in ảnh hưởng đến chất lượng in ra sao?

Đặc tính in của giấy, giấy bìa, bìa cứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào khả năng in và khả năng vận hành của xưởng in. Đó cũng là các đặc tính của giấy, bởi vì giấy in cũng có thể có các tác động chung đến khả năng in và khả năng làm việc của xưởng in. Đối với khả năng in thì đây là các đặc trưng ảnh hưởng chủ yếu đến tính chất quang học của sản phẩm in. Còn với khả năng vận hành của xưởng in (máy in), thì đó là các đặc trưng có ảnh hưởng đến sự vận hành máy và tốc độ in của các máy in dạng cuộn hay tờ rời trong quá trình sản xuất. 

Hướng thớ giấy

Thớ giấy là một trong những đặc điểm của giấy được hình thành trong quá trình trên máy xeo giấy. Đó là kết quả cơ bản từ sự liên kết các thớ sợi trong suốt quá trình hình thành của tấm giấy. Các sợi có khuynh hướng sắp xếp song song với hướng di chuyển của băng chuyền. Ảnh hưởng của thớ giấy đối với những tính chất của giấy như sau:

Giấy rách hay gấp một cách dễ dàng hơn theo hướng thớ giấy so với hướng vuông góc với thớ giấy.

Giấy cứng hơn và độ bền căng ra cao hơn theo hướng thớ giấy. Độ bền căng ra là khả năng của giấy chống rách hoặc đứt khi bị kéo.

Việc thay đổi lượng ẩm, giấy giãn nở ra hoặc co lại nhiều hơn theo hướng vuông góc thớ giấy so với hướng thớ giấy (tỷ lệ 7.1)

Điều này rất quan trọng và cần phải xác định rõ ràng khi in vì giấy hút hoặc tỏa ra hơi ẩm khi tiếp xúc với tấm cao su ướt, khi đi qua bộ phận làm khô và khi đi qua các trục làm lạnh. Cũng như khi chịu áp lực trong vùng ép in. Các công đoạn thành phẩm và bố trí tờ in cũng cần lưu ý đến thớ giấy.

Hai mặt của giấy được tráng phủ:

Do đặc tính tự nhiên của băng giấy khi sắp xếp các thớ sợi có tính ngậm nước theo các hướng khác nhau nên cấu trúc hai mặt của giấy khác nhau. Khi tráng phủ bề mặt giấy làm hai mặt giấy đậm đặc hơn.

Mặt giấy không được tráng phủ có cấu trúc thoáng, chứa ít chất keo và chất khoáng, có ít sợi ngắn hơn và có hướng thớ giấy rõ ràng hơn.

Mặt chính (mặt được tráng phủ) có cấu trúc kín hơn và ít thớ giấy hơn vì các sợi đan xen lẫn với nhau hoàn toàn.

Tỷ trọng (định lượng):

Tỷ trọng được định nghĩa là trọng lượng của giấy so với thể tích của nó (g/cm3). Giấy càng dày thì càng chặt do các sợi ràng buộc chặt chẽ với nhau. Bề mặt phủ keo và được cán láng có khuynh hướng làm tăng tỷ trọng.

Đối với giấy xốp hơn, rỗng hơn, mềm hơn do các bó sợi có thể nở ra hoặc co lại mà không thay đổi nhiều trong toàn bộ kích thước của tấm giấy. Những loại giấy dày hơn sẽ có độ rỗng thấp, việc thay đổi kích cỡ một cách đột ngột dẫn đến sự thay đổi lượng hơi ẩm có trong giấy. Vì vậy, sự ổn định kích thước của giấy có quan hệ rất nhiều với tỷ trọng. Một cuộn giấy (hay tờ giấy) có tỷ trọng không đều có thể dẫn đến độ co giãn khác nhau.

Màu sắc:

Giấy có thể được sản xuất ra với bất kỳ màu nào, tuỳ theo yêu cầu sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình phục chế màu chỉ nên sử dụng giấy trắng bởi vì bất cứ màu nào của giấy cũng ảnh hưởng đến việc tái tạo màu sắc sau cùng của sản phẩm in.

Ví dụ, loại giấy có màu blue đậm hơn làm màu vàng tối đi, và tờ giấy hơi đỏ làm màu green ngã sang màu xám. Sự thay đổi rất ít của màu trắng trên nền giấy (blue-white, cream-white hay pink- white) vẫn có thể phục chế màu có kết quả chấp nhận được. Tuy nhiên, vẫn có thể được phân biệt một cách rõ ràng dù chỉ một sự thay đổi rất nhỏ của nền giấy.

Độ sáng:

Độ sáng của giấy được đo bằng một bước sóng blue (457nm), nó cung cấp một giá trị biểu thị mức độ phai màu (màu dùng để tham chiếu).

Các bộ phận tạo sáng quang học làm tăng sự phản xạ ánh sáng blue góp phần tạo độ tương phản tốt hơn cho hình ảnh được in (những vùng blue và black), kết quả là giấy lấp lánh, rực rỡ hơn. Trên thực tế, độ sáng làm giảm các gam màu yellow, red, green. Bất cứ sự thay đổi nào của độ sáng sẽ làm giảm chất lượng in, hầu hết có thể thấy rõ ở những vùng lớn của màu sắc trung gian.

Độ trắng:

Độ trắng là mức độ phản xạ lượng không đổi ánh sáng red, green, blue (ánh sáng trắng). Những vật thể trắng có độ phản xạ cao, ngược lại, những vật thể đen phản xạ ít hoặc không phản xạ ánh sáng red, green, blue, mặc dù độ phản xạ có thể giống nhau.

Độ phản xạ:

Giấy phản xạ ánh sáng từ bề mặt và bên trong cấu trúc giấy. Khi ánh sáng chiếu vào bề mặt tờ in thì sẽ có các tia sáng chiếu xuyên qua giấy và bị phân tán khi chiếu xuống diện tích trắng trong vùng in có tầng thứ, một phần bị giấy hấp thụ, một phần tán xạ. Cho nên, phần ánh sáng bị phân tán được hấp thụ vào mực tại các điểm trame tầng thứ. Kết quả là những vùng màu trắng trong vùng tầng thứ có vẻ như độ sáng thấp hơn so với những diện tích trắng lớn (ít trame) dưới cùng một nguồn chiếu sáng.

Sự xuyên thấu ánh sáng sâu hơn trong giấy làm tăng sự phân tán ánh sáng, dẫn đến làm tăng độ tương phản ở những vùng trung gian và giảm độ tương phản ở những vùng tối. Hơn nữa, khi tất cả các giá trị tông màu bị làm tối đi. Độ tương phản thấp sẽ dẫn đến kết quả là thiếu độ sáng, độ sâu hình ảnh và sự rõ ràng của chi tiết.

Khoáng chất và chất phủ pigment phản xạ ánh sáng nhiều hơn sợi cellulose, ngăn chặn sự xuyên sâu của ánh sáng vào giấy và mang lại độ tương phản tầng thứ cao hơn.

Tính mờ đục (độ thấu minh thấp):

Tính mờ đục được định nghĩa là phạm vi mà ánh sáng không truyền xuyên qua tờ giấy (ánh sáng không nhìn thấy ở mặt sau tờ giấy). Tính chất này ảnh hưởng đến sự nhìn thấu của vật liệu được in.

Việc ánh sáng xuyên thấu qua mặt sau tờ giấy được là do giấy thiếu độ đục nên cho phép sản phẩm in trên mặt trước của tờ in được nhìn thấy từ mặt sau của nó. Ánh sáng xuyên qua hai mặt của tờ giấy quá nhiều làm giảm độ tương phản hình ảnh in và làm giảm chất lượng in ở hai mặt.

Sự nhìn xuyên qua khác với sự thấm xuyên qua (sự thấm mực nhiều vào tờ in).

Độ bằng phẳng:

Độ bằng phẳng là sự bằng phẳng liên tục của bề mặt giấy. Bề mặt giấy phẳng hơn cho phép in lớp mực mỏng hơn, dẫn đến kết quả là sử dụng mực ít hơn, giảm sự gia tăng tầng thứ, in được độ phân giải trame cao hơn và các điểm sắc nét hơn, chi tiết rõ ràng hơn.

Độ láng (độ bóng):

Độ láng có thể là một tính chất hoặc của một bề mặt giấy hoặc của một lớp mực được in. Độ láng được quyết định bởi mức độ phản xạ ánh sáng phản chiếu lớn hơn phản xạ khuếch tán. Một cái gương hay bề mặt thủy tinh có sự phản xạ phản chiếu gần như hoàn hảo, với các sóng ánh sáng phản xạ đi theo đường thẳng.

Sự phản xạ hay khuếch tán là kết quả từ sự phân tán của các chùm tia sáng phản hồi trong một bề mặt nhám. Giấy có độ láng cao có thể phù hợp đối với một vài sản phẩm này, nhưng cũng có thể không thích hợp với một số sản phẩm khác. Chúng làm tăng chất lượng giá trị sáng và cường độ màu sắc nhưng gây cản trở đối với các ấn phẩm dùng để đọc do nó gây ra độ chói.

Độ láng của giấy có một ảnh hưởng quan trọng đối với độ láng hay sự hoàn thiện của bản in. Khi các bản in giống nhau được in trên giấy có sự hút mực bằng nhau, độ láng của mực sau khi in luôn luôn cao hơn trên giấy có độ láng tốt hơn. Giấy láng còn giúp giảm bớt các yếu tố khó khăn về vận hành và điều khiển in.

Sự ổn định về kích thuớc:

Hầu hết các loại giấy từ sợi Cellulose đều bị co giãn khi tiếp xúc với hơi ẩm, giấy in có độ tinh khiết thấp, độ xốp cao hay có nhiều chất độn thuờng có sự ổn định thấp về mặt kích thước. Độ ẩm tốt nhất cho môi truờng in là 35-50%.

Độ bền bề mặt:

Bề mặt giấy in phải chịu áp lực trong suốt quá trình in. Giấy có độ bền bề mặt cao là giấy có khả năng chịu các lực theo phương vuông góc cũng như sự tách dính của màng mực trên bề mặt trên cao su (hay bản in với các kỹ thuật in Ống đồng, Flexo). Sự bóc (hay lột) giấy bề mặt thuờng xảy ra tại điểm tiếp xúc in (nip), nó bóc các mảng giấy, chất độn hay các thớ sợi gây nên những đốm trắng trên Cao su hay bản in.