In Offset là gì? Ưu nhược điểm của Công nghệ, kỹ thuật in Offset

In Offset là gì? In Offset hay còn gọi là Công nghệ, kỹ thuật in In Offset. Chúng có những ưu nhược điểm gì so với các công nghệ in khác. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm, nguyên lý và những vấn đề xoay quanh kỹ thuật in Offset này.

1. In Offset là gì?

Công nghệ in Offset đang là một trong những công nghệ in vô cùng phổ biến. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong ngành in chế bản, sách chất lượng cao. Không những thế kỹ thuật in này cũng được phục vụ nhiều cho các mục đích cá nhân.

Định nghĩa in offset

In Offset là gì? In Offset là một kỹ thuật, công nghệ in giám tiếp. Người ta thực hiện in các hình ảnh dính mực lên các tấm cao su hay còn gọi là Offset. Sau đó người ta ép bề mặt dính mực của tấm cao su này lên giấy và ép chặt. Lúc này mực in từ tấm cao su sẽ dính lên giấy, thay vì in trực tiếp. Kỹ thuật in Offset thường kết hợp với in Thạch bản. Kỹ thuật in này giúp tránh việc dính nước lên giấy trong quá trình In Ấn.

Nguyên lý của in Offset là gì

In Offset là phương pháp in phẳng, nguyên lý của phương pháp này dựa trên các phần tử in bị quang hoá. Có nghĩa là những thông tin của hình ảnh cần in có tính quang hoá. Nhờ đó những phần tử in này sẽ bắt lấy những phần tử mực trong quá trình in. Những phần tử in còn lại có nhiệm vụ bắt lấy các phần tử nước, khiến quá trình in diễn ra một cách dễ dàng

1. In Offset là gì?

Công nghệ in Offset đang là một trong những công nghệ in vô cùng phổ biến. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong ngành in chế bản, sách chất lượng cao. Không những thế kỹ thuật in này cũng được phục vụ nhiều cho các mục đích cá nhân.

Định nghĩa in offset

In Offset là gì? In Offset là một kỹ thuật, công nghệ in giám tiếp. Người ta thực hiện in các hình ảnh dính mực lên các tấm cao su hay còn gọi là Offset. Sau đó người ta ép bề mặt dính mực của tấm cao su này lên giấy và ép chặt. Lúc này mực in từ tấm cao su sẽ dính lên giấy, thay vì in trực tiếp. Kỹ thuật in Offset thường kết hợp với in Thạch bản. Kỹ thuật in này giúp tránh việc dính nước lên giấy trong quá trình In Ấn.

Nguyên lý của in Offset là gì

In Offset là phương pháp in phẳng, nguyên lý của phương pháp này dựa trên các phần tử in bị quang hoá. Có nghĩa là những thông tin của hình ảnh cần in có tính quang hoá. Nhờ đó những phần tử in này sẽ bắt lấy những phần tử mực trong quá trình in. Những phần tử in còn lại có nhiệm vụ bắt lấy các phần tử nước, khiến quá trình in diễn ra một cách dễ dàng

2. Công nghệ in Offset

Khi nhắc đến công nghệ in Offset chúng ta phải nhắc đến kỹ thuật in độc đáo. In offset có những ưu điểm vượt trội của kỹ thuật in này. Chúng ta sẽ cùng điểm qua về nó nhé.

2.1 Ưu, nhược điểm của in Offset là gì?

Với sự phát triển mạnh mẽ của vô số các công nghệ in mới hiện đại, In offset vẫn giữ được vị thế quan trọng bởi những ưu điểm vượt trội. Công nghệ in Offset có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các công nghệ in khác như:

In Offset cho ra hình ảnh chất lượng hình ảnh cao sắc nét. Đồng thời sản phẩn của in Offset sạch, bền, hơ so với in trực tiếp.

In Offset cho phép in trên mọi chất liệu và bệt mặt. Kỹ thuật in này cho phép in trên cả các bền mặt sần xùi (nhám, thô ráp) vì vậy nó rất được ưa chuộng.

In Offset có lợi thế vượt trội khi mà quá trình chế tạo các bản in nhanh chóng và dễ dàng. Qua đó giúp rút ngắn thời gian in ấn.

In Offset cho ra các sản phẩm với độ bền cao.

2.2 Máy in Offset 

Máy in Offset có cấu tạo tương đối phức tạo so với các loại máy in kỹ thuật số hiện đại. Thông thường máy in Offset  có 3 bộ phận chính gồm: Hệ thống làm ẩm, hệ thống in, Hệ thống cấp nguyên liệu

Hệ thống In Offset là gì

Hệ thống in bao gồm các ống bản, hệ thống chà mực, các ống cao su nhận mực và các ống ép giúp ép mực lên giấy:

Ống bản: Là một ống trục dài làm bằng kim loại. Trong đó ống bản được thiết kế sao cho phần tử in trên ống  bắt lấy các phần tử mực in. Những phần tử còn lại của khuôn in có nhiệm vụ bắt lấy các phần tử nước

Ống cao su: Như đã nói ở trên, người ta dùng tấm cao su ép mực lên giấy. Ống cao su được thiết kế là một ống dài mang các tấm cao su, hay còn gọi là gấp offset. Tấm cao su này cấu tạo gồm một lớp vải bao bọc và 1 tấm đệm cao su.

Ống ép: Là một ống trục song song với ống cao su. Ống này được thiết kế để tạo thành mặt ép. Tức là khi ống cao su và ống ép quay, chúng sẽ ép bề mặt tấm cao su lên giấy. Việc này giúp chuyển mực in từ tấm cao su sang giấy in.

Hệ thống cấp ẩm:

Hệ thống cấp ẩm của máy in offset là hệ thống đặc biệt. Hệ thống này bao gồm các lô có trách nhiệm làm ẩm cho quá trình in. Hệ thống này cung cấp các phụ gia giúp làm ẩm chứ không đơn thuần là nước. Các phụ gia này bao gồm: axit,, cồn isopropyl, gôm arabic hay các tác nhân làm ẩm khác.

Hệ thống cấp nguyên liệu:

Hệ thống cấp nguyên liệu là cách gọi tắt của hệ thống bao gồm đầu ra và đầu vào của sản phẩm. Nó bao gồm hệ thống cấp mực (các lô có nhiệm vụ chà mực cho bản in); bộ phận nạp giấy, bộ phận trung chuyển, bộ phận nhận giấy ra….

3. Quy trình In Offset

Quy trình in Offset là một quy trình gồm nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đảm trách một nhiệm vụ riêng biệt, gồm 2 phần chính (In và gia công sau in); với 5 bước cơ bản bao gồm: Thiết kế chế bản, xuất phim (outfilm), Phơi kẽm, in offset, gia công sau in.

Bước 1: Thiết kế chế bản.

Thiết kế chế bản là công việc được thực hiện trên máy tính. Ở công đoạn này những người làm Thiết Kế (designer) thực hiện thiết kế các bản vẽ, dàn trang theo yêu cầu của khách hàng. Sau khi thiết kế mẫu, khách hàng sẽ chốt lại bản in lần cuối về hình ảnh và các thông tin cần in để thực hiện các câu tiếp theo.

Bước 2: Xuất film (outfilm).

Sau khi đã tiến hành thiết kế chế bản, người ta sẽ tiến hành xuất phim. Do in offset là in từng lớp màu vì vậy, chúng ta cần tách bản in thành bốn lớp màu cơ bản trong hệ màu CMKY gồm: C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Việc tách lớp màu này để phục vụ cho quá trình in ở bước 4

Bước 3: Phơi  kẽm.

Phơi kẽm hay phơi bản kẽm, là quá trình người ta phơi từng tấm film lên các bản kẽm. Mỗi bản kẽm sẽ đại diện cho một lớp màu ở bước 2 đã đề cập ở trên.

Bước 4: Tiến hành in.

Sau khi đã chuẩn bị xong các bản kẽm, người ta sẽ tiến hành lắp các tấm kẽm vào các lô máy in. Quá trình in này thực hiện với từng màu một; cũng đồng nghĩa với việc khi cấp mực cho máy in cũng cần đúng màu với bản kẽm tương ứng.

Máy in sẽ cuộn giấy qua các lô và được và tấm cao su ép chặt phần màu mực cần in lên giấy. Quy trình này được lặp lại với các tấm kẽm với mã màu khác tương ứng, lặp đi lặp lại đến khi quá trình in này hoàn tất. Một nhược điểm lớn của in offset là người ta phải in test khoảng 50 lần mỗi bản màu, 4 màu ứng với 200 lần in thử. Người ta phải cộng cả phần hao giấy này vào chi phí in.

Bước 5: Gia công sau in.

Gia công sau in của in Offset là gì? Gia công sau in hay còn gọi là bước hoàn thiện in. Ở bước này tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà người ta sẽ tiến hành gia công phù hợp. Thông thường khách hàng thường chọn hình thức cán mờ để tạo ra độ bền, và bề mặt in mịn hơn.